CÓ NÊN “LÁCH” MUA BÁN BẰNG “ỦY QUYỀN” KHÔNG?

Câu trả lời là phải cân nhắc hậu quả xấu trước khi đưa ra quyết định “lách” mua bán, chuyển nhương hoặc một giao dịch khác bằng “ủy quyền” sau đây:

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự:

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định.

Theo đó, rủi ro cho bên mua khi lựa chọn hình thức “ủy quyền” bởi lẽ bên bán có thể lật kèo bằng hình thức đơn phương hủy bỏ, chấm dứt thực hiện hay không may “ủy quyền” bị chấm dứt do bên ủy quyền chết.

Tuy nhiên, thường các bên sẽ có các tài liệu khác để phòng hờ ví dụ như thỏa thuận mua bán bằng giấy tay đối với các loại giao dịch yêu cầu phải công chứng, khi đó giao dịch ủy quyền và giao dịch thỏa thuận mua bán kia sẽ rất nhiều khả năng vô hiệu và các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Và nếu không may, bên bán không còn tiền để trả lại còn bên mua vẫn còn tài sản để trả lại thì sao? Nói chung là rủi ro nhiều cho bên mua trong việc lựa chọn này có phần nhiều hơn bên bán.

Do đó, Quý khách hãy cân nhăc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức giao dịch không đúng bản chất giao dịch để tránh thiệt hại trong tương lại nhé.

Liên hệ với chúng tôi
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0944.414.561